Những lệnh command cơ bản trên Linux Centos SSH

ECShop Lab3 năm trước5448 lượt xem

Danh sách đầy đủ nhất về các lệnh dùng để quản trị VPS cơ bản nhất khi thao tác trên SSH của VPS chạy Linux như Centos

Danh sách những lệnh command cơ bản trên Linux

Hãy lưu lại địa chỉ này bằng cách Bookmark nó vào trình duyệt để tiện xem lại khi cần nhé ! Vì nó là một danh sách dài, chắc chắn bạn không thể nhớ ngay trong vài phút.

Nhóm lệnh liên quan đến hệ thống

  • exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
  • logout: tương tự exit.
  • reboot: khởi động lại hệ thống.
  • halt: tắt máy.
  • startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
  • mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
  • unmount: ngược với lệnh mount.
  • rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
  • ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
  • kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
  • top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
  • pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
  • sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
  • man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số...

Để hiểu và sử dụng tốt các câu lệnh trên, các bạn nên sử dụng lệnh man với cú pháp: man ten_cau_lenh để có được những thông tin đầy đủ về chức năng cũng như cú pháp của câu lệnh.

Nhóm lệnh thao tác trên tập tin trên Linux

  • ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
  • pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
  • cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
  • mkdir: tạo thư mục mới.
  • rmdir: xoá thư mục rỗng.
  • cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
  • mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
  • rm: xóa tập tin.
  • wc: đếm số dòng, số kí tự... trong tập tin.
  • touch: tạo một tập tin.
  • cat: xem nội dung tập tin.
  • vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
  • df: kiểm tra dung lượng đĩa.
  • du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định
  • nano: Khởi dộng trình soạn thảo văn bản nano
  • less: Xem nội dung tập tin theo dòng
  • tail: Xem nội dung tập tin (mặc định xem 10 dòng cuối, muốn xem 100 dòng cuối thì dùng lệnh sau: tail 100 tenfile)
  • more: Xem nội dung tập tin theo trang
  • head: Xem nội dung tập tin (mặc định xem 10 dòng đầu, muốn xem 100 dòng đầu thì dùng lệnh sau: head 100 tenfile)

Nhóm lệnh khi làm việc trên cửa sổ lệnh terminal

  • clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
  • date: xem ngày, giờ hệ thống.
  • cal: xem lịch hệ thống.

Nhóm lệnh quản lí người dùng

  • useradd: tạo một người dùng mới.
  • groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
  • passwd: thay đổi password cho người dùng.
  • userdel: xoá người dùng đã tạo.
  • groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
  • gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
  • su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
  • groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
  • who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
  • w: tương tự như lệnh who
  • id:    Hiển thị user ID (Chỉ danh của user)
  • logname:    Hiển thị tên user đang login
  • #vi /etc/passwd:    Xem danh sách user
  • #vi /etc/group    Xem danh sách nhóm (group)
  • chmod [tên file=””][/tên]    Thay đổi quyền cho file/thư mục (chỉ user sở hữu file mới thực hiện được)
  • chown user [tên file=””][/tên]    Thay đổi chủ sở hữu file/thư mục
  • chgrp group [file][/file]    Thay đổi group sở hữu file/thư mục

Nhóm lệnh kiểm tra thông tin hệ thống trong Linux

  • cat /proc/cpuinfo    Kiểm tra thông tin CPU (số core)
  • cat /proc/meminfo    Kiểm tra thông tin về RAM đang sử dụng
  • cat /proc/version    Kiểm tra phiên bản của Kernel Linux
  • cat /proc/ioports    Xem thông tin port I/O
  • cat /etc/redhat-release    Kiểm tra phiên bản Centos
  • uname -a    Kiểm tra các thông tin về Kernel
  • free -m    Kiểm tra dung lượng RAM còn trống
  • init 0    Tắt máy (tương đương lệnh shutdown -h now hoặc telinit 0)
  • df -h    Hiển thị thông tin những file hệ thống, nơi file được lưu hoặc tất cả những file mặc định. Lệnh này có thể xem được dung lượng ổ cứng đã sử dụng và còn trống.
  • du -sh    Kiểm tra dung lượng thư mục hiện tại
  • du  -ah    Hiển thị dung lượng của thư mục con và các file trong thư mục hiện tại
  • du -h –max-depth=1    Hiển thị dung lượng các thư mục con ở cấp 1 (ngay trong thư mục hiện tại)
  • df    Kiểm tra dung lượng đĩa cứng, các phân vùng đĩa
  • lspci    Xem thông tin mainboard   /sbin/ifconfig Xem các địa chỉ IP của máy
  • hostname    Xem tên máy (hostname)
  • finger user@server    Thu thập thông tin chi tiết về người dùng hiện đang dùng hệ thống
  • arch    Kiểm tra kiến trúc của máy (architech)
  • cat /proc/swaps    Kiểm tra thông tin SWAP của máy (tương tự như virtual RAM của Windows)
  • last reboot    Xem lịch sử reboot máy

Các lệnh Quản lý services và process trong Linux

  • top    Lệnh top khá giống như Task Manager trong Windows. Nó đưa ra thông tin về tất cả tài nguyên hệ thống, các process đang chạy, tốc độ load trung bình… Lệnh top -d thiết lập khoảng thời gian làm mới lại hệ thống
  • ps –u username    Kiểm tra những process được thực hiện bởi một user nhất định
  • ps –U root    Kiểm tra mọi process ngoại trừ những process hệ thống
  • ps –A    Kiểm tra mọi process trong hệ thống
  • Ss    Kiểm tra socket đang kết nối
  • ss –l    Hiển thị các cổng đang mở
  • w username    Kiểm tra user đăng nhập, lịch sử đăng nhập, các process user đó đang chạy
  • vmstat3    Kiểm soát hành vi hệ thống, phần cứng và thông tin hệ thống trong Linux
  • ps    Hiển thị các chương trình hiện đang chạy
  • uptime    Hiển thị thời gian đã vận hành của hệ thống trong bao lâu
  • rpm    Kiểm tra, gỡ bỏ hoặc cài đặt 1 gói .rpm
  • yum    Cài đặt các ứng dụng đóng gói (giống rpm)
  • wget    Tải các ứng dụng từ một website về
  • sh    Chạy một ứng dụng có đuôi .sh
  • Startx    Khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal
  • yum update -y    Update Linux (CentOS)
  • stop/start/restart    Dừng/ khởi động/khởi động lại một service hoặc ứng dụng, ví dụ: service mysql stop hoặc /etc/init.d/mysqld start
  • kill    Dừng proccess (thường dùng khi process bị treo). Chỉ có super-user mới có thể dừng tất cả các process còn user khác chỉ có thể dừng proccess mà user đó tạo ra
  • kill PID hoặc %job    Ngừng một process bằng số PID (Process Identification Number) hoặc số công việc
  • pstree    Hiển thị tất cả các process dưới dạng cây
  • service –status-all    Kiểm tra tất cả các service và tình trạng của nó
  • whereis mysql    Hiển thị nơi các file dịch vụ được cài đặt
  • service –status-all | grep abc    Xem tình trạng của process abc
  • kill -9 PID    Bắt buộc đóng một process ID
  • kill -1 PID    Bắt buộc đóng một process ID và load lại cấu hình mặc định của process đó

Một số lệnh hữu ích khác trong Linux

  • hwclock    Fix lịch của BIOS
  • cal    Xem lịch hệ thống
  • date    Xem lịch ngày, giờ hệ thống
  • date –s “1 JAN 2018 15:29:00”    Đặt ngày giờ hệ thống theo string
  • date +%Y%m%d -s “20180101″    Đặt ngày hệ thống (không thay đổi giờ)
  • date +%T -s “00:29:00″    Đặt giờ hệ thống, không thay đổi ngày

Các câu lệnh xem thông tin file và thư mục

  • ls    Lấy danh sách tất cả các file và folder trong thư mục hiện hành
  • ls tenthumuc    Liệt kê nội dung bên trong một thư mục
  • ls -l    Như trên, nhưng liệt kê cả kích thước file, ngày cập nhật..
  • ls -a    Liệt kê tất cả các file ẩn
  • pwd    Xuất đường dẫn của folder đang làm việc
  • cd    Thay đổi folder làm việc đến một folder mới (tương tự như trong DOS)
  • df    Kiểm tra disk space

Lệnh nén và giải nén trong Linux 

  • tar -cvf    Nén file/thư mục sang định dạng .tar
  • tar -xvf    Giải nén file tar
  • gzip    Chuyển file .tar sang .tar.gz
  • gunzip    Chuyển file .tar.gz về .tar
  • tar -xzf    Giải nén file .tar.gz, ví dụ:  tar -xvf archive.tar
  • tar -zxvf    Giải nén file .tar.bz2
  • tar -jxvf    Giải nén file .tar.gz2
  • unzip    Giải nén file zip

Lệnh sao lưu và phục hồi database

  • mysqldump -u root -p[dbpass] [databasename] > [database.sql]    Sao lưu database ra file .sql
  • mysqldump -u root -p[dbpass] [databasename] | gzip -9 > [backupfile].sql.gz    Sao lưu database và nén lại dưới dạng .gz
  • mysql -u username -p[dbpass] [databasename]

Chúc bạn thành công !

 
youtube